Tính cách và thói quen sinh hoạt của con cái không thể tách rời khỏi phương pháp giáo dục của gia đình. Cha mẹ không thiết lập những giá trị đúng đắn cho con cái ngay từ khi còn nhỏ và dạy chúng khả năng tự chăm sóc bản thân. Lớn lên, không khó hiểu khi đứa trẻ trở nên ỷ lại, dựa dẫm.
Tuy nhiên, một vấn đề phổ biến trong giáo dục gia đình hiện nay là cha mẹ quá chiều chuộng con cái, cho con quá nhiều sự thỏa mãn về vật chất mà bỏ bê việc rèn luyện nhân cách đạo đức và kỹ năng sống. Nhiều trẻ em bây giờ đã có điều kiện vật chất tốt từ khi còn nhỏ, có đủ thứ để ăn, uống và vui chơi. Không ai dạy chúng những mục tiêu trong cuộc sống và những phẩm chất cần có. Khi lớn lên, chúng chỉ biết làm thế nào để ăn, uống và vui chơi, và không thể chịu đựng được bất kỳ trở ngại nào.
Ngoài ra, một phần khác, có thể do sự áp đặt của bố mẹ từ nhỏ, khiến trẻ luôn làm mọi thứ theo ý người lớn, trưởng thành mất phương hướng, không tự chủ và thích thú ngành mình học, việc mình làm, sinh ra chán nản, buông xuôi. Sự thỏa mãn về vật chất là quan trọng nhưng việc trau dồi tinh thần còn quan trọng hơn.
Cha mẹ nên hướng dẫn con đúng cách và kịp thời sửa chữa mọi hành vi sai trái. Một số bậc cha mẹ luôn cho rằng con mình còn nhỏ, chưa hiểu nhiều thứ, lớn lên sẽ thay đổi. Tuy nhiên, một khi bỏ lỡ cơ hội giáo dục tốt nhất thì sẽ quá muộn để sửa chữa nhân cách cho con sau này. Cha mẹ cần dạy con tự lập từ bé, chủ động "buông tay" sớm một chút để con biết tự chủ cuộc sống. Việc này cũng giúp trẻ bồi đắp lòng tự trọng, biết chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân và có ý thức giúp đỡ gia đình.
Trẻ em giống như một tờ giấy trắng, có rất nhiều quan niệm, thói quen cần được khắc ghi và định hình. Ngay cả khi chúng đã mắc phải một số thói quen xấu, chỉ cần cha mẹ hướng dẫn bằng tình yêu thương và sự kiên nhẫn, cuối cùng con sẽ tìm ra con đường của mình. Cho dù không thể thay đổi hoàn toàn hành vi hiện tại của trẻ thì ít nhất cũng nên để trẻ cảm nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của cha mẹ.
Với những gia đình con đã trưởng thành nhưng vẫn không chịu tự lập, bố mẹ cần vừa khích lệ con làm việc, lo cho bản thân, vừa phải ngừng chu cấp cho con. Việc "cắt viện trợ" cần được thực hiện có kế hoạch và dần dần. Hãy thông báo cho con biết trong một khoảng thời gian nào đó (6 tháng hay một năm) bố mẹ sẽ không chu cấp nữa, con phải tự lo liệu cuộc sống của mình. Đó cũng là cơ hội cho con thực sự trưởng thành. Nhiều khi, cần bị áp lực và ở thế phải tự chịu trách nhiệm, những người ỷ lại mới nỗ lực.
Những người thành công này thường có 3 đặc điểm chung quan trọng sau:
Khả năng tự chủ tốt
Nói một cách đơn giản, cái gọi là khả năng tự chủ có nghĩa là trẻ có thể kiểm soát bản thân và không để hành vi, cảm xúc hay suy nghĩ của mình trở nên mất khống chế, vượt khỏi khuôn phép. Ví dụ, khi trẻ gặp điều gì không vui thì có thể kiềm chế cảm xúc, không mất bình tĩnh; khi trẻ thấy chán nhưng chưa làm xong bài tập thì kiên trì làm xong bài trước rồi mới đi chơi. Những đứa trẻ thể hiện khả năng tự kiểm soát tốt từ thời thơ ấu sẽ đạt được thành tích học tập, sự nghiệp và thành tựu xã hội tốt hơn khi lớn lên. Những thành tựu vĩ đại nhất đến từ tính kỷ luật tự giác.
Khả năng tự chủ không chỉ là cơ sở để trẻ thích nghi với xã hội, hòa nhập tập thể mà còn là vũ khí đắc lực giúp trẻ đương đầu với những thử thách, khó khăn khác nhau trong cuộc sống. Khi trẻ có khả năng tự chủ mạnh mẽ, trẻ có thể giữ bình tĩnh và phân tích vấn đề một cách hợp lý, từ đó tìm ra giải pháp tốt nhất khi gặp áp lực học tập, các mối quan hệ phức tạp giữa các cá nhân hoặc việc theo đuổi mục tiêu cá nhân. Những đứa trẻ như vậy có nhiều khả năng thành công hơn trong cuộc sống và nhận ra giá trị bản thân.
Vì vậy, với tư cách là cha mẹ, nếu muốn tạo nền tảng vững chắc cho sự trưởng thành trong tương lai của con mình, bạn phải chú ý và tạo môi trường nuôi dưỡng khả năng tự chủ của con mình càng sớm càng tốt.
Tính tò mò và khao khát kiến thức mạnh mẽ
Trẻ em trước 7 tuổi đang trong giai đoạn vàng phát triển trí não và học tập chủ yếu thông qua quan sát và bắt chước. Ở độ tuổi này, nếu trẻ luôn tò mò về mọi thứ xung quanh và luôn muốn đặt câu hỏi, tìm hiểu kỹ càng, trí não của trẻ sẽ giống như những miếng bọt biển, không ngừng tiếp thu kiến thức mới.
Trong quá trình này, trí thông minh, khả năng nhận thức, khả năng ngôn ngữ, khả năng quan sát… đều được cải thiện đáng kể. Trẻ sẽ bắt đầu hiểu những khái niệm phức tạp hơn, nắm vững nhiều từ vựng hơn và kỹ năng diễn đạt sẽ dần dần tăng lên. Những khả năng này chính là động lực mạnh mẽ cho việc học tập, xây dựng cuộc sống và sự nghiệp tương lai.
Không khó để thấy rằng nhiều người thành công, tài giỏi đều bộc lộ sự tò mò và khao khát tri thức mạnh mẽ ngay từ thuở nhỏ. Tính tò mò và khao khát kiến thức thời thơ ấu chính là chìa khóa cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Cha mẹ nên cung cấp cho con mình nhiều cơ hội và nguồn lực học tập hơn để truyền và duy trì cảm hứng cho tinh thần khám phá, giúp trẻ trở thành những nhà đổi mới và lãnh đạo trong tương lai.
Kỹ năng xã hội tốt
Nói một cách đơn giản, đây là những kỹ năng và khả năng khác nhau mà một người thể hiện khi tương tác với người khác. Nó giống như cầu nối để chúng ta giao tiếp với mọi người xung quanh, giúp chúng ta hòa nhập nhóm tốt hơn và thiết lập các mối quan hệ trong xã hội.
Những người có kỹ năng xã hội tốt thường biết cách nói chuyện và khiến người khác cảm thấy thoải mái, vui vẻ; họ cũng giỏi hợp tác với người khác để cùng nhau hoàn thành công việc; khi có mâu thuẫn thì tìm ra cách tốt để giải quyết vấn đề, thay vì cãi vã liên tục.
Ngoài ra, kỹ năng xã hội còn là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc, có thể giúp trẻ xử lý các tình huống phức tạp trong mối quan hệ giữa các cá nhân tốt hơn, đồng thời nâng cao khả năng phục hồi tâm lý và khả năng chịu đựng căng thẳng.
Những đứa trẻ hòa đồng với bạn bè ở trường mẫu giáo thường thành công hơn khi lớn lên. Họ không chỉ xuất sắc về mặt chuyên môn mà còn giỏi thiết lập các mối quan hệ. Vì vậy, các bậc phụ huynh nên quan tâm và nỗ lực trau dồi các kỹ năng xã hội của con mình, thay vì chỉ chăm chăm vào kết quả học tập trên trường lớp.
Những người thất bại thường có EQ thấp
Những đứa trẻ khó kiểm soát cảm xúc, dễ nổi giận với mọi người và có hành vi tiêu cực
Một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ có EQ thấp là sự khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, thường biểu hiện qua việc thường xuyên giận dữ và các hành vi thiếu tính tích cực. Việc thường xuyên la hét, khóc lóc cùng với các hành vi chống đối như làm hỏng đồ chơi hay xé sách vở là những biểu hiện của trẻ có EQ thấp. Những hành vi này phản ánh sự thiếu kiểm soát cảm xúc. Chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng phụ huynh cần đặc biệt lưu ý khi thấy con mình có những biểu hiện này.
Điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần thực hiện là giữ bình tĩnh và tuân theo phương pháp "4 không 1 có": không la mắng, không chiều chuộng, không rao giảng đạo lý và không bỏ rơi trẻ một mình khi chúng không kiểm soát được cảm xúc.
Cha mẹ nên dành thời gian để trẻ tự ổn định lại cảm xúc, ở cạnh trẻ nhưng không nên nói gì, chờ đợi cho đến khi trẻ tự lấy lại được sự bình tĩnh và nhận ra lỗi lầm của mình. Khi trẻ đã không còn bực tức, cha mẹ cần lắng nghe và tìm hiểu nguyên nhân tại sao con lại có cảm xúc như vậy rồi cùng nhau tìm hướng giải quyết.
Trẻ thích phàn nàn, nói xấu và đổ lỗi cho người khác
Một trong những dấu hiệu của trẻ có EQ thấp là thói quen liên tục than phiền, chỉ trích người khác và không chịu nhận trách nhiệm về hành động của mình. Trẻ em không có khả năng nhìn nhận sai lầm cá nhân thường tìm kiếm nguyên nhân từ bên ngoài để biện minh cho những hành động không đúng của mình. Điều này không chỉ là biểu hiện của EQ thấp mà còn cho thấy sự thiếu can đảm.
Nếu hành vi này không được cha mẹ chú ý và chỉnh sửa kịp thời, trẻ có thể phát triển thành những cá nhân thích đổ lỗi cho người khác, ghen tỵ và không hoà đồng. Những tính cách này khiến trẻ khó có được những người bạn chân thành, cuộc sống cũng khó có thể có được sự hạnh phúc.
Phụ huynh cần là hình mẫu cho con, biết chấp nhận lỗi lầm và xin lỗi để con có thể học hỏi. Cần dạy con hiểu rằng việc nhận sai không phải là sự xấu hổ hay tự ti, mà là điều mà bất kỳ đứa trẻ nào cũng nên thực hiện. Cha mẹ cũng nên nghiêm túc giáo dục con về việc không ai muốn làm bạn với người hay giận dữ, nói xấu, hoặc đổ lỗi cho người khác. Giúp con nhận ra rằng nói xấu và đổ lỗi là hành vi không đúng và cần từ bỏ ngay lập tức.
Trẻ nhút nhát và rất nhạy cảm với những lời chỉ trích
Một số đứa trẻ vốn có tính cách nhút nhát và nhạy cảm hơn bạn bè đồng trong lứa là điều dễ gặp. Tuy nhiên, những đứa trẻ quá nhạy cảm và không thể chấp nhận lời phê bình của người khác sau khi mắc lỗi, hoặc trở nên rụt rè, mất tự tin khi gặp khó khăn, thường là dấu hiệu của EQ thấp. Đây là điều mà cha mẹ cần để ý và quan tâm.
Cha mẹ cần dạy cho con hiểu rằng, việc nhạy cảm không sai nhưng không nên để bản thân rơi vào tình trạng cảm thấy tự ti, hay thấy khó khăn khi đối mặt với khó khăn. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ phát triển "tinh thần cầu tiến".